Tin tức hoạt động

Cách đối phó tinh tế với một số hành vi xấu của trẻ
04/09/2020 14:17:18
Làm cha mẹ, bạn sẽ không tránh khỏi một số hành vi xấu của trẻ nhưng vì không biết đối phó như thế nào, hầu hết cha mẹ sẽ dùng bạo lực hoặc lời nói gây sát thương để ngăn chặn hành vi đó. Vậy thì, những tình huống như vậy, cha mẹ nên làm gì thì bài viết này sẽ bật mí điều đó!

1. Kích động liên tục
Đầu tiên, bé khóc để vòi vĩnh thứ chúng muốn, sau đó tăng dần mức độ kêu gào khiến cha mẹ chịu không nổi.
Hành động này có thể xuất phát từ mớ cảm xúc tiêu cực bị dồn nén lâu ngày, đến khi gặp cơ hội thì kích động bùng phát. Tuy nhiên, bố mẹ không nên trách cứ bé vì ở tuổi này, hệ thống thần kinh của trẻ còn chưa hoàn thiện như người lớn nên không thể tự kiểm soát hành vi được.


cach-doi-pho-tinh-te-voi-mot-so-hanh-vi-xau-cua-tre

Do đó, để giải quyết sớm hành vi xấu này, cha mẹ hãy gợi ý cho trẻ làm một việc gì đó thú vị, hoặc cho bé tự do khóc rồi tự trấn tĩnh.

2. Không muốn ăn
Trẻ luôn ăn ngon miệng nhưng giờ lại từ chối ăn những món yêu thích. Các bác sĩ cho rằng, nguyên do là vì trẻ cảm thấy mệt mỏi, mọc răng và ham chơi. Hoặc cũng do tâm lý sợ thử đồ ăn mới của trẻ, nên nếu bạn cứ cố ép ăn thì tình hình sẽ ngày càng xấu đi.

cach-doi-pho-tinh-te-voi-mot-so-hanh-vi-xau-cua-tre-1

Từ 2 tuổi trở đi, trẻ vốn dĩ đã có thể phân biệt được mình đã no hay chưa, nên bạn cũng không cần thiết thay đổi thực đơn liên tục, mà chỉ nên giúp bé cảm thấy hứng thú với món ăn hoặc thực phẩm.

3. Ném đồ
Trẻ ném đồ để thể hiện sự tức giận và bé chỉ ngừng làm việc đó cho đến khi cha mẹ nhặt lại đưa cho chúng.

cach-doi-pho-tinh-te-voi-mot-so-hanh-vi-xau-cua-tre-4
Lý do là con trẻ chưa thể kiểm soát được hành động của mình. Hơn nữa, theo các nhà khoa học, ném đồ là kỹ năng mà trẻ cần luyện tập để phát triển kỹ năng vận động tinh, phối hợp giữa tay và mắt.
Lúc này, bạn không nên tức giận với con, mà chỉ có thể giải thích cho bé hiểu đồ nào có thể ném còn đồ nào không. Trẻ từ 2 tuổi trở lên sẽ hiểu và phân biệt được.

4. Khóc vô cớ
Khi bạn thiết lập nguyên tắc để thỏa thuận với bé, thì bạn và bé đều phải tôn trọng nguyên tắc này, không được thay đổi.

cach-doi-pho-tinh-te-voi-mot-so-hanh-vi-xau-cua-tre-3

Chỉ vì bạn thấy con la hét, khóc lóc mà bạn thay đổi nguyên tắc của mình, bé sẽ lờn đi và coi thường lời bạn nói.

5. Không nghe lời
Tuổi còn nhỏ, nên trẻ rất nhiều lần không nghe lời người lớn. Nhưng bạn cần bình tĩnh và xử lý vấn đề một cách ngọt ngào nhất.

cach-doi-pho-tinh-te-voi-mot-so-hanh-vi-xau-cua-tre-2

Theo các nhà tâm lý học, sự nghịch ngợm của trẻ chính là một lời mời chơi đùa. Đó cũng là cách chúng khám phá thế giới. Khi thức dậy, trẻ cũng tràn đầy năng lượng hơn nên bạn không cần phải trách chúng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể dậy sớm hơn một chút để có thời gian chơi với con. Nhưng nếu bạn không thể, bạn hãy thông cảm cho những gì trẻ thể hiện, bằng cách cho con chơi ít nhất 15 – 20 phút trước khi cho chúng đi đến trường.


*Nguồn: giaoducmamnon.net


trở lại